Feeds:
Posts
Comments

Posts Tagged ‘anime’


CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH KIMURA TAKUYAAAAA!!!!!!!!!!!

Howl’s moving castle

Đạo diễn: Hayao Miyazaki
Nhà sản xuất: Suzuki Toshio
Biên kịch: Hayao Miyazaki, Diana Wynne Jones
Nguyên tác: Diana Wynne Jones
Biên tập: Seyama Takeshi
Chỉ đạo âm nhạc: Hisaishi Joe
Ngày công chiếu: 20.11.2004 (Nhật Bản)
Thời lượng: 120 phút
Công ty phát hành: Toho
Diễn viên lồng tiếng:

  • Baisho Chieko trong vai Sophie (già và trẻ)
  • Kimura Takuya trong vai Howl
  • Miwa Akihiro trong vai Phù thủy Hoang mạc

Xem thông tin chi tiết về phim tại đây.

Ngày xửa ngày xưa chuyện kể rằng:

Ở một vùng đất xa xôi, có một cô thợ làm mũ xinh đẹp dễ thương hay đeo khăn quàng đỏ, một hôm mẹ gọi cô đến và nói, “Bà không được khỏe lắm, con mang bánh mẹ làm đến thăm bà nhé.”
Cô vội vàng xách giỏ bánh lên đường ngay, nhưng không ngờ, trong khu rừng có một con chó sói …

Haha tui đùa thôi T.T

Kể lại nè, ẹc ẹc.

Ở một vùng đất xa xôi, có một cô thợ làm mũ xinh đẹp nhưng lại không tự tin vào bản thân mình. “Không tự tin vào bản thân mình” là thế nào hén? Là thí dụ chúng ta thấy con vịt, nhưng chúng ta cứ nghi ngờ hoài, phải nó là con vịt không ta, hay nó là con gà .
Cô thợ mũ Sophie trong câu chuyện này cũng vậy, dù còn trẻ nhưng lúc nào cô cũng nhốt kín trái tim mình trong tiệm mũ bé xíu với những tự ti buồn bã u sầu về bản thân. Rồi tèn tén ten một ngày kia, cô gặp được một anh chàng phù thủy trẻ trung, đẹp trai, quyến rũ, điệu đà, xì tai . Nhưng chưa kịp có câu chuyện tình yêu trái ngang và đầy nước mắt nào diễn ra thì lại, đà đí đa đa đí đà, Sophie bị mụ phù thủy biến thành bà lão già nua xấu xí…

(Dĩ nhiên là câu chuyện tới đây vẫn chưa (thể nào) hết mà chỉ mới bắt đầu thôi. Và sau đó thì… ai muốn biết mau mau mại dzô, mại dzô coi phim đi rồi sẽ biết .)

Có lẽ càng lớn lên, người ta sẽ càng mất đi niềm tin vào cổ tích, vào phép màu thần tiên trong những câu chuyện ngày mưa của mẹ của bà.
Howl’s moving castle sẽ làm chúng ta nhớ lại những cảm xúc ấm áp, ngọt ngào, hạnh phúc khi thấy mọi người đều hạnh phúc, khi thế giới xinh đẹp không có điều ác độc làm vẩn đục, khi sự hồn nhiên của tuổi thơ chợt quay lại trong đôi mắt trong veo.

Howl’s moving castle là câu chuyện cổ tích như thế đó, nơi trẻ con ước ao những điều đẹp đẽ bé bỏng, nơi không có cái xấu xí, nơi không phải cái thiện chiến thắng cái ác mà là mỗi người tự chiến thắng bản thân mình.
Và là nơi người lớn nhớ lại những hồi ức trong trẻo xa xưa, khi tình yêu, bay lên bầu trời màu xanh ngọc, mang theo những giấc mơ xa xăm thuần khiết .

Hãy xem Howl’s moving castle để nhận ra rằng, không phải tin vào chuyện cổ tích là tin vào điều viển vông, mà là niềm tin vào những điều tốt đẹp vẫn có thực ở trên đời. Tin rằng có hạnh phúc, có tình yêu, có thế giới trong trẻo cho chúng ta trú ẩn giữa cuộc sống bộn bề nhiều lúc buồn bã.

(Thật là sặc mùi lăn xe quẳng cáo quá đi hahah )

___________________

Thôi nói nhảm vậy là đủ rồi . Chúc mọi người xem phim vui nhe tè té te . Mong là đôi dòng lảm nhảm của tui không làm mọi người mất hứng .

(Ai mà coi phim này rồi mai mốt sẽ hối hận, chời ơi, hên là tui đã coi đó, không coi hối hận sao , còn mí người hong coi sẽ hong hối hận đâu, tại đâu có coi đâu bít gì đao mà hối hận chớ – Hehe tui đùa thôi , ý là coi đi coi đi coi đi nhe coi đi nhe coi đi nhe coi đi nhe coi đi nhe đi nhe đi nhe đi đi đi nhe nhe nhe xD )

HNNBHVĐB aka Hội Những Người Bấn Howl Và Đồng Bọn

Trá hình dưới tên gọi khác Blue Sail Fansubs xin được trân trọng giới thiệu cùng mọi người.

Howl’s Moving Castle Việt Sub

(Dàn nhạc chơi bài “Take my hand baby!”
Ủa có bài này không ta???? Hahaha nói bậy đó T_T)

Xì Táp

Editor: hoanguyendinh
Lyrics Translator + MU Uploader 1: upi2108
Encode: Cô TấmMèo ngủ gật
MU Uploader 2: Hoshi Luu
Translator, Typeset, Kara time: trasuachieumua

Đặc biệt cám ơn bạn Mèo ngủ gật và cô Tấm đã tận tình giúp đỡ xD, không có hai người chắc em bấn tới chết quá T.T

Cám ơn bạn ù pí đã dịch lyrics hay ơi là hay và cám ơn chị Uyên đã nhận lời làm editor .

Còn bây giờ, một hai ba bốn, cuộc phiêu lưu tới xứ sở thần tiên ngay sau đây xin được bắt đầu.

Nà nà nà ná na nà ní na nà
Nà na ní na na nà ní na na
Ní na ní nà ní na ní na ní nà

ủa mới nhớ ra có một cục mà cap hình chi te,

nhưng lỡ cap rào nên quăng dô lun tè tí te

Download

Password để download: sophie


MU
MU (nhiều part): 001 | 002 | 003 | 004 | 005
MF : 001 | 002 | 003 | 004 | 005

À à và và ! Hôm nay là ngày sinh nhật của anh Kimura Takuya xD. Chúc mừng sinh nhật lần thứ 38 của anh . Chúc anh lúc nào mạnh phẻ dzui dzẻ tươi trẻ điệu đà xì tin như Howl vậy .

Hehe

Read Full Post »


Howl’s moving castle

Tên phim:

  • Ký tự Kanji: ハウルの動く城
  • Ký tự Roman: Hauru no Ugoku Shiro (tạm dịch: “Tòa lâu đài di động của Howl”)

Đạo diễn: Hayao Miyazaki
Nhà sản xuất: Toshio Suzuki
Biên kịch: Hayao Miyazaki , Diana Wynne Jones
Nguyên tác: Diana Wynne Jones
Diễn viên lồng tiếng:

  • Chieko Baisho
  • Kimura Takuya
  • Akihiro Miwa

Chỉ đạo âm nhạc: Joe Hisaishi
Biên tập: Takeshi Seyama
Công ty phát hành: Toho
Ngày công chiếu: 20.11.2004 (Nhật Bản); 10.06.2005 (US)
Thời lượng: 120 phút
Quốc gia: Nhật Bản
Ngôn ngữ: Nhật Bản
Kinh phí: 2,4 tỷ yên
Doanh thu: 23.2 tỷ yên

Howl’s Moving Castle (tạm dịch: “Tòa lâu đài di động của Howl”) là phim hoạt hình giả tưởng được biên kịch và đạo diễn bởi bậc thầy phim hoạt hình Hayao Miyazaki của hãng phim Ghibli. Phim có cốt truyện dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Diana Wynne Jones. Ban đầu Mamoru Hosoda, đạo diễn của hai phim trong loạt phim Digimon, được chọn làm đạo diễn nhưng lại đột ngột từ bỏ dự án. Do đó, đạo diễn Miyazaki đã nghỉ hưu tiếp nhận vai trò này.

Bộ phim được công chiếu lần đầu tiên tại liên hoan phim Venice vào ngày 05.09.2004 và được khởi chiếu tại các rạp ở Nhật bắt đầu từ ngày 20.11.2004. Phim đã thu về được 231,710,455 USD trên toàn thế giới, và trở thành bộ phim thành công nhất về mặt tài chính trong lịch sử điện ảnh Nhật. Sau đó, Howl’s moving castle được lồng tiếng thêm bản tiếng Anh do đạo diễn Peter Docter của hãng Pixa chịu trách nhiệm và được phân phối ra thị trường Bắc Mỹ bởi Walt Disney. Phim được chiếu hạn chế ở US và Canada bắt đầu từ ngày 10.07.2005 và phát hành toàn quốc ở Úc vào ngày 22.12, ở UK tháng 9 năm sau.

Bộ phim được đề cử ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại giải thưởng Hàn lâm năm 2006.

Nội dung:

Cô thợ làm mũ Sophie phải quản lý cửa hàng mũ do cha cô để lại. Mặc dù rất xinh đẹp nhưng Sophie lại luôn quá nghiêm nghị khó gần.

Một lần nọ, trên đường đến thăm tiệm bánh nơi cô em gái Lettie đang làm việc, Sophie tình cờ chạm trán với pháp sư bí ẩn Howl và được anh ta để mắt. Điều này đã khuấy động cơn giận của phù thủy Witch of the Waste (tạm dịch: Phù thủy Hoang mạc), người luôn săn lùng trái tim Howl. Đêm hôm đó, bà ta đến tiệm mũ và ếm lời nguyền lên Sophie, biến cô thành một bà lão già nua.

Vì lời nguyền ngăn không cho cô nói với bất kỳ ai về những điều đã xảy ra, Sophie quyết định rời khỏi nhà. Trên đường đi, cô kết bạn với một bù nhìn cũng bị trù ếm mà cô đặt tên là Turnip (tạm dịch: “Đầu củ cải”). Nhờ có bù nhìn này dẫn đường, Sophie đến được tòa lâu đài bay của Howl.

Trong quá trình tìm cách hóa giải lời nguyền, Sophie dần dần đem lòng yêu Howl. Từ đây, câu chuyện thực sự chỉ mới bắt đầu…

Diễn viên lồng tiếng:

  • Sophie lúc già do Chieko Baisho (bản tiếng Nhật) và Jean Simmons (bản tiếng Anh) lồng tiếng
  • Howl do Takuya Kimura (tiếng Nhật) và Christian Bale (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Witch of the Waste (tạm dịch: “Phù thủy Hoang mạc”) do Akihiro Miwa (tiếng Nhật) và Lauren Bacall (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Calcifer do Tatsuya Gashūin (tiếng Nhật) và Billy Crystal (tiếng Anh) lồng tiếng.
  • Sophie lúc trẻ do Chieko Baisho (tiếng Nhật) và Emily Mortimer (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Markl do Ryunosuke Kamiki (tiếng Nhật) và Josh Hutcherson (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Madame Suliman do Haruko Katō (tiếng Nhật) và Blythe Danner (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Lettie do Yayoi Kazuki (tiếng Nhật) và Jena Malone (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Honey do Mayuno Yasokawa (tiếng Nhật) và Mari Devon (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Hoàng tử Justin/Turnip (tạm dịch: “Đầu củ hành”) do Yo Ōizumi (tiếng Nhật) và Crispin Freeman (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Bộ trưởng bộ Quốc phòng do Akio Otsuka (tiếng Nhật) và Mark Silverman (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Heen (chú chó của pháp sư Suliman) do Daijiro Harada (tiếng Nhật) lồng tiếng
  • Madge do Rio Kanno (tiếng Nhật) và Liliana Mumy (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Đức vua do Mark Silverman (tiếng Anh) lồng tiếng
  • Kabuto do Tomoe Hanba (tiếng Nhật) lồng tiếng

Cùng với giọng lồng tiếng của các diễn viên: Carlos Alazraqui, Newell Alexander, Rosemary Alexander, Julia Barnett, Susan Blakeslee, Leslie Carrera, Mitch Carter, David Cowgill, Holly Dorff, Moosie Drier, Ike Eisenmann, Will Friedle, Bridget Hoffman, Richard Steven Horvitz, Sherry Hursey, Hope Levy, Christina MacGregor, Joel McCrary, Edie Mirman, Daran Norris, David Hayter, Peter Renaday, Kristen Rutherford, and Warren Sroka.

Sự khác biệt giữa phim và truyện:

Diana Wynne Jones đã gặp mặt với đại diện của hãng Ghibli nhưng không hề tham gia  vào việc sản xuất phim. Đạo diễn Miyazaki đến Anh vào mùa hè năm 2004 để cho bà xem riêng bộ phim đã hoàn thành. Và bà phát biểu rằng:

“Thật là khó tin. Không, tôi không hề thêm thắt bất kỳ ý tưởng nào vào phim cả. Tôi chỉ viết sách, chứ không phải viết nên bộ phim. Nó thật sự khác biệt so với sách – khá khác biệt, nhưng có lẽ nên như thế. Đây sẽ là một bộ phim đáng kinh ngạc.”

Như Jones đã lưu ý, bộ phim khá khác biệt so với nguyên bản tiểu thuyết của bà. Đa phần cốt truyện thì tương đồng, nhưng Howl’s moving castle lại mang theo hương vị riêng biệt quen thuộc của những phim do Miyazaki đạo diễn, như hình ảnh khinh khí cầu, cuộc giải cứu, tự giải quyết vấn đề của bản thân, những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những chi tiết gợi nhớ đến thời đại của nữ hoàng Victoria và những nhân vật được nhân hóa dễ thương. Câu chuyện phần lớn vẫn tập trung vào nhân vật Sophie và cuộc phiêu lưu tìm cách hóa giải lời nguyền trở thành bà lão của cô, nhưng những cảnh hành động chính của phim lại là những khung cảnh chiến tranh, gợi nhớ đến cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, với những cuộc dội bom từ những chiếc khinh khí cầu trông rất giống với những khinh khí cầu do đế chế Đức chế tạo, cùng với những chiến hạm thiết giáp khổng lồ quái dị, lấy ý tưởng từ cuộc chạy đua vũ trang trước khi chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc. Bộ phim có bối cảnh là một quốc gia tưởng tượng với nhiều hình ảnh rất giống vùng Alsace trong chiến tranh Thế giới thứ nhất. Rất nhiều tòa nhà tại thị trấn trong phim được lấy ý tưởng từ những tòa nhà thật ở thi trấn Alsatian của Colmar, nơi đạo diễn Miyazaki thừa nhận là đã tạo nguồn cảm hứng cho ông thực hiện bộ phim.

Trái với tiểu thuyết phần lớn đề cập đến tính lăng nhăng của Howl và nỗ lực trốn tránh khỏi địa vị là một pháp sư thất bại và một hoàng tử, thì trong phim Howl là một người yêu hòa bình nên đã từ chối tiếp tay cho cuộc chiến tranh của quốc gia và chấp nhận đương đầu với hậu quả. Về mặt này, bộ phim thật sự bị ảnh hưởng sâu sa bởi quan điểm chính trị theo chủ nghĩa hòa bình của đạo diễn Miyazaki  — trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Newsweek, Miyazaki đã nói với phóng viên rằng Howl’s moving castle được dựng lên “giống y như USA bắt đầu cuộc chiến chống Iraq,” và sự phẫn nộ của ông trước cuộc chiến tranh Iraq đã “tác động sâu sắc” đến bộ phim.

Rất nhiều nhân vật trong sách đã được biến đổi trong phim. Cậu bé học nghề phù thủy, Michael Fisher, trong sách là một thiếu niên 15 tuổi biến thành cậu bé con Markl trong phim. Sophie chỉ có một em gái trong phim, còn trong sách là hai (mặc dù người chị gái kia được ám chỉ ở những cảnh đầu phim).  Phù thủy Witch of the Waste (tạm dịch: “Phù thủy Hoang mạc”) thay vì trẻ trung xinh đẹp lại là một quý bà to béo và sau đó trở thành một bà già. Trong sách, nhân vật này được xem là nhân vật phản diện độc ác và gây khiếp sợ cho các nhân vật khác, nhưng ở nửa sau của bộ phim, bà ta lại biến thành một cụ bà hiền lành và thậm chí còn đến sống ở tòa lâu đài của Howl. Calcifer, con quỷ lửa đáng sợ trong sách, lại được miêu tả là một ngọn lửa bé nhỏ dễ thương trong phim. Ngoài ra, trong sách pháp sư Suliman là một nhân vật nam và ở cùng phe với Howl, lại biến thành Quý bà Suliman và là người truy đuổi anh.  Rất nhiều nhân vật khác cũng được chuyển đổi khác với sách.

Bộ phim tập trung nhiều hơn vào lời nguyền mà Sophie phải gánh chịu, chiến tranh và mối quan hệ giữa cô với Howl. Khả năng pháp thuật của Sophie khá mơ hồ, chỉ rõ nét nhất là tình tiết cô có thể phá bỏ lời nguyền bất di dịch mà Calcifer bị ếm vào lò sưởi. Trong khi đó, Howl đôi lúc lại biến hình thành một con diều hâu khổng lồ hung bạo và không thể kiểm soát được bản thân.

Sountrack

Đĩa nhạc phim được phát hành vào ngày 19.11.2004 bởi công ty Tokuma. Nhà soạn nhạc Joe Hisaishi cũng chính là người sáng tác và chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của buổi trình diễn Hòa âm giao hưởng Howl’s Moving Castle. Một đĩa ghi âm xuất bản vào ngày 21.01.2004 bao gồm mười bản nhạc được soạn lại từ  đĩa gốc ban đầu.

Phản hồi:

Howl’s Moving Castle nhận được nhiều phản hồi tích cực. Nhà phê bình Claudia Puig của tờ USA Today khen ngợi rằng bộ phim là sự pha trộn giữa “những cảm giác của trẻ thơ một cách đầy tuyệt vời bằng những tình tiết và cảm xúc thật tinh tế,” trong khi Richard Roeper gọi phim là  “một tác phẩm đầy tính sáng tạo đến điên cuồng”. Các nhà phê bình khác cũng miêu tả phim là một”tuyệt tác về phương diện thị giác”, “sống động và lộng lẫy huy hoàng”…

Nằm trong top 10
Howl’s moving castle xuất hiện trong rất nhiều danh sách 10 phim hay nhất năm 2005 của các nhà phê bình.

  • Đứng thứ 2 – Ella Taylor của Tuần báo LA
  • Đứng thứ 4 – Kenneth Turan của Thời báo Los Angeles Times[7]
  • Đứng thứ 5 – Tasha Robinson của tờ The Onion
  • Đứng thứ 6 – Lawrence Toppman của tờ The Charlotte Observer
  • Đứng thứ 6 – Jonathan Rosenbaum của tờ The Chicago Reader
  • Đứng thứ 8 – Michael Sragow của tờ The Baltimore Sun
  • Đứng thứ 8 – Michael Wilmington của tờ The Chicago Tribune
  • NA – Peter Rainer của tờ The Christian Science Monitor (xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

Giải thưởng:

* Liên hoan phim Venice lần thứ 61 – Giải thưởng Osella cho thành tựu về mặt kỹ thuật
* Giải thưởng điện ảnh Mainichi năm 2004 – Phim điện ảnh Nhật hay nhất
* Liên hoan Japan Media Arts năm 2004 – Giải thưởng xuất sắc ở thể loại phim hoạt hình
* Tokyo International Anime Fair năm 2004 – Phim hoạt hình hay nhất của năm
* Giải Tokyo Anime năm 2005

  • Đạo diễn xuất sắc nhất – Hayao Miyazaki
  • Nữ diễn viên lồng tiếng xuất sắc nhất – Chieko Baisho
  • Âm nhạc xuất sắc nhất – Joe Hisaishi

* Liên hoan phim Maui năm 2005 – Giải thưởng do khán giả bình chọn
* Liên hoan phim Quốc tế Seattle năm 2005 – Bộ phim đứng đầu, Giải thưởng Golden Space Needle
* Giải thưởng Hàn lâm lần thứ 78 (Oscar lần thứ 78) – Đề cử ở hạng mục phim hoạt hình hay nhất

(tổng hợp thông tin từ wikipedia)

Dowload phim:
– Vietnamese Hardsub (MU và MF) tại Kimura Takuya’s Film (Blue Sail Fansubs).
– English Hardsub (MU) tại Anime_Downloads Livejournal hoặc SmapxMedia Livejournal (phải có account và join community).
– English Hardsub (Torrent) tại Thebiratebay (JDub+EDub) hoặc AsiaTorrents (JDub bản đẹp).

Read Full Post »


Phim hoạt hình do Kimura Takuya lồng tiếng sẽ được phát hành đặc biệt tại US

Ngày đưa tin: 07.10.2010
Nguồn: MomoEdgewood’s Mediawatch
Người dịch: trasuachieumua

Bộ phim hoạt hình do nam diễn viên Kimura Takuya (37 tuổi) lồng tiếng vai chính, “REDLINE”, sắp công chiếu và sẽ được phát hành tại cả Nhật lẫn US. Tin tức này được công bố ngày hôm qua (06.10) tại buổi họp báo của phim ở Tokyo, và được đăng trên trang CinemaCafe.net.

 

Theo thông tin từ phía công ty quảng bá cho bộ phim, “REDLINE” sẽ được chiếu tại các rạp ở San Francisco trong một tuần kể từ ngày 8 tháng 10, và sau đó sẽ chiếu hạn chế tại US vào khoảng đầu năm tới.

 

Hình ảnh nhân vật của Kimura Takuya trong phim

Nam diễn viên Kimura, xuất hiện tại buổi họp báo hôm qua, đã tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên và hứng thú sau khi nghe tin tức nóng hổi trên.

“Đây là lần đầu tiên tôi nghe về việc này, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là ‘Hả?Thật sao?’ nhưng bây giờ thì tôi thật sự rất vui,” anh nói.

Bộ phim kể lại câu chuyện của JP (Kimura lồng tiếng), một người đàn ông muốn thắng trái tim của một tay đua nữ bằng cách tham gia một cuộc đua xe liều mạng “không có luật đua” được tổ chức năm năm một lần. Là thành phẩm của công ty MADHOUSE, đây là bộ phim hoạt hình hoàn toàn vẽ bằng tay, mất hết bảy năm để hoàn thành và tốn hết 100.000 trang vẽ.

“Những hình ảnh theo phong cách nghệ thuật đại chúng sẽ không dừng lại một giây nào, liên tục chuyển động và mô tả cảm xúc của từng nhân vật một cách chân thật nhất. Trong thời đại mà kỹ thuật đồ họa đang chiếm ưu thế như hiện nay, tôi nghĩ với bộ phim này, người xem sẽ được chìm đắm trong một thế giới của những hình ảnh được vẽ bằng tay đầy mới lạ,” Kimura Takuya phát biểu.

Anh cũng hết lời ca ngợi nữ diễn viên lồng tiếng cho nhân vật nữ chính của phim.

“Giọng của Aoi Yu thật sự rất quyến rũ. Nhân vật Sonoshii của cô thật đáng kinh ngạc. Tôi bị cuốn hút bởi sự chăm chỉ nhiệt tình của Asano-san và Aoi-san để có thể tạo ra một nhân vật JP thực sự.”

Đạo diễn của “REDLINE” nói rằng Kimura đã mang tới một luồng gió đầy mới mẻ cho nhân vật của anh .

“Trong phim, JP là một người hết sức dễ gần, nhưng tôi lo ngại rằng có thể chính điều này sẽ khiến anh ấy trở thành một người yếu đuối. Nhưng với giọng của Kimura san, nhân vật trở nên thật nam tính, mạnh mẽ, gợi cảm và cũng rất thân thiện. Điều này làm cho tôi bất ngờ kinh khủng,” nam diễn viên Asano Tadanobu phát biểu.

“REDLINE” sẽ được công chiếu khắp Nhật bản từ ngày 9 tháng 10 sắp tới.

 

Video buổi họp báo của phim


Read Full Post »